Bệnh đổ mồ hôi nhiều: Những câu hỏi thường gặp

Đổ mồ hôi nhiều, hay tăng tiết mồ hôi là căn bệnh không mấy xa lạ đối với mọi người nhưng những hiểu biết về nó vẫn còn rất hạn chế. Thực chất căn nguyên gây bệnh là gì và làm sao để ngăn ngừa mồ hôi hiệu quả. Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Thế nào là bệnh đổ nhiều mồ hôi?

Bệnh tăng tiết mồ hôi là tình trạng đổ mồ hôi nhiều quá mức mà không có bất kỳ lý do nào tác động, dù khi nhiệt độ môi trường không nóng bức, không tập thể dục hay là việc gì gắng sức. Đổ mồ hôi thường xảy ra trong những trường hợp không nên xảy ra nhất, chẳng hạn như khi bạn đứng trước đám đông, hoặc tại một sự kiện xã hội, ngồi trong điều hòa máy lạnh mà mồ hôi vẫn toát ra ướt đẫm người.

Đổ mồ hôi thường xảy ra ở nách, mặt, tay và chân, nhưng có thể ảnh hưởng tới một số khu vực khác trên cơ thể như ngực, vùng kín và lưng, thậm chí là cả toàn thân.

Bệnh đổ mồ hôi có di truyền không?

Câu trả lời là Có. Với trường hợp bị tăng tiết mồ hôi nguyên phát (primary hyperhidrosis), nhất là do rối loạn thần kinh thực vật thì bệnh thường có xu hướng di truyền. Nếu trong gia đình có bố mẹ bị đổ mồ hôi nhiều, thì khả năng cao con cái của họ cũng sẽ gặp phải tình trạng này giống như vậy.

Tuy nhiên, điều này sẽ không hoàn toàn đúng với những ai mắc bệnh tăng tiết mồ hôi thứ phát (secondary hyperhidrosis), bởi nó xuất phát từ một tình trạng bệnh lý như cường giáp, tiểu đường hoặc một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, chẳng hạn như mang thai và thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ…

Những ai có nguy cơ bị tăng tiết mồ hôi?

Bất cứ ai – nam giới, phụ nữ và cả trẻ em đều có nguy mắc căn bệnh này do nhiều lý do. Tăng tiết mồ hôi nguyên phát thường xảy ra ở tuổi dậy thì hoặc khi bạn còn nhỏ. Ra nhiều mồ hôi chân tay có thể khởi phát từ khi 5 – 6 tuổi, còn với mồ hôi nách xuất hiện ở tuổi vị thành niên.

Tăng tiết mồ hôi thứ phát có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, mức độ đổ mồ hôi sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Bệnh đổ mồ hôi quá nhiều có thể tồn tại trong một vài năm.

Tăng tiết mồ hôi có những loại nào?

Có hai loại tăng tiết mồ hôi chính, bao gồm tăng tiết mồ hôi nguyên phát và tăng tiết mồ hôi thứ phát. Ngoài ra, có một số dạng biến thể khác như tăng tiết mồ hôi khu trú và tăng tiết mồ hôi toàn thể. Tăng tiết mồ hôi khu trú là tình trạng đổ mồ hôi quá mức tại một vùng nhất định của cơ thể (ví dụ như nách). Tăng tiết mồ hôi toàn thể lại ảnh hưởng tới toàn thân. Bên cạnh đó còn có một loại đổ mồ hôi xảy ra khi bạn ngủ được gọi là tăng tiết mồ hôi đêm hoặc tăng tiết mồ hôi khi ngủ.

Điều gì gây ra tình trạng đổ mồ hôi đêm?

Người mắc loại bệnh này thường đổ nhiều mồ hôi khi ngủ và thức dậy với quần áo, ga giường bị ướt đẫm mồ hôi. Ở phụ nữ, đổ mồ hôi đêm là phản ứng của cơ thể với những cơn bốc hỏa trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Mãn dục nam gây giảm testosterone cũng có thể là nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm.

Đổ mồ hôi ban đêm chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ thời kỳ mãn kinh?

Nam giới cũng có thể bị đổ mồ hôi vào ban đêm. Tình trạng này có thể gây ra bởi những bệnh lý, sự căng thẳng hoặc tác dụng phụ của một số thuốc, nhưng cũng có thể nó là một phản ứng báo hiệu cho sự thay đổi hormone trong cơ thể.

Phụ nữ trước tuổi mãn kinh cũng bị đổ mồ hôi đêm do sự thay đổi nội tiết hoặc một số bệnh lý tiềm ẩn (ung thư, đái tháo đường, cường giáp, nhiễm trùng…).

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều ở trẻ?

Cho trẻ mặc đồ thoáng mát khi ngủ giúp làm giảm tình trạng đổ mồ hôi

Cho trẻ mặc đồ thoáng mát khi ngủ giúp làm giảm tình trạng đổ mồ hôi

Với trẻ dưới 3 tuổi, hay bị đổ nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ, tình trạng này còn gọi là đổ mồ hôi trộm, thường không gây nguy hiểm gì với trẻ. Trẻ nhỏ bị đổ mồ hôi quá mức trong một cơn sốt có thể là triệu chứng của bệnh nào đó. Nhưng nhiều trường hợp, đổ mồ hôi là do trẻ nạp vào cơ thể quá nhiều năng lượng, hiếu động thái quá khi ngủ, mặc đồ ngủ và đắp chăn dày, nhiệt độ phòng quá cao hoặc trẻ bị cường giáp.

Khi đến tuổi thanh thiếu niên, mồ hôi ra nhiều có thể do sự thay đổi hormone hoặc rối loạn thần kinh thực vật của cơ thể. Một số trường hợp mồ hôi sẽ giảm đi khi đến tuổi trưởng thành.

Khi nào đổ mồ hôi trở nên nguy hiểm?

Đổ mồ hôi quá mức sẽ là một vấn đề nghiêm trọng nếu nó là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn như đái tháo đường, cường giáp hoặc viêm khớp dạng thấp. Trong những trường hợp này, bạn cần điều trị nguyên nhân càng sớm càng tốt.

Tác dụng phụ của thuốc tân dược cũng là một nguyên nhân gây đổ nhiều mồ hôi như thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta (beta blocker).

Điều trị đổ mồ hôi nhiều như thế nào?

Nếu bị đổ mồ hôi quá nhiều, bạn nên đi khám. Bác sỹ sẽ hỏi về tiền sử bệnh và tiến hành một số kiểm tra nếu cần thiết. Kết quả của quá trình kiểm tra sẽ được sử dụng để quyết định phương pháp điều trị phù hợp.

Những cách điều trị đổ mồ hôi quá mức: Chất chống mồ hôi theo đơn, miếng lót thấm mồ hôi, tiêm Botox, liệu pháp điện ion (iontophoresis) và phẫu thuật. Thuốc uống cũng là một chọn lựa điều trị. Ngoài ra, việc sử dụng những viên uống có nguồn gốc từ thảo dược chứa Sơn thù du, Thiên môn đông.. cũng được coi là giải pháp trị mồ hôi an toàn và hiệu quả. Theo nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, các loại thảo dược này vừa giúp làm săn se bề mặt da, vừa giúp điều chỉnh sự rối loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh thực vật, nhờ đó, ngăn chặn quá trình bài tiết mồ hôi quá mức của cơ thể. Lăng nghe chia sẻ của những người đã thoát khỏi chứng bệnh mồ hôi nhiều nhờ sử dụng đúng giải pháp từ thảo dược.

Chất chống mồ hôi là gì?

Các chất chống mồ hôi phổ biến đều chứa muối nhôm clorua và được sử dụng để điều trị tăng tiết mồ hôi. Đừng nhầm lẫn giữa chất chống mồ hôi và chất khử mùi. Chất khử mùi chỉ làm dịu đi mùi mồ hôi của bạn trong khi chất chống mồ hôi ngăn chặn đổ mồ hôi. Bạn nên sử dụng chất chống mồ hôi thay vì chất khử mùi nếu như mồ hôi của bạn tiết ra quá nhiều.

Liệu pháp điện ion (iontophoresis) là gì?

Đây là một phương pháp sử dụng nước và dòng điện cường độ nhỏ để ức chế sự hoạt động của các tuyến mồ hôi ngay tại vị trí lòng bàn tay, bàn chân để làm giảm mồ hôi. Điều trị tăng tiết mồ hôi bằng điện ion không gây đau, tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này là ngắn hạn, bạn sẽ phải duy trì thực hiện điện ion nhiều lần trong thời gian dài.

Tiêm botox có hiệu quả trong việc điều trị mồ hôi nhiều không?

Tiêm Botox thường được sử dụng để điều trị đổ mồ hôi bằng cách tiêm vào những vùng bị đổ mồ hôi, ngăn chặn tín hiệu từ não đến các tuyến mồ hôi. Điều này giúp ngăn chặn việc đổ mồ hôi quá nhiều trong một thời gian nhất định. Tiêm Botox cần được thực hiện đều đặn 4 tháng một lần để duy trì hiệu quả điều trị.

Phẫu thuật có giúp làm giảm mồ hôi?

Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng được khuyến cáo nếu những phương pháp điều trị khác không có hiệu quả. Những rủi ro liên quan đến phẫu thuật là rất lớn. Có 2 phương pháp phẫu thuật gồm hút tuyến mồ hôi và cắt hạch giao cảm. Hãy lắng nghe ý kiến của bác sỹ trước khi quyết định có thực hiện điều trị bằng phẫu thuật hay không.

Tôi có cần thay đổi lối sống?

Lối sống có ảnh hưởng đến tình trạng đổ mồ hôi. Những thực phẩm cay nóng như tiêu, tỏi, ớt… hoặc những đồ uống chứa chất gây kích thích thần kinh như rượu bia, cà phê, thuốc lá… đều là những yếu tố có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đổ mồ hôi. Do vậy, hãy tránh những thực phẩm trên, thay vào đó là uống nhiều nước, ăn đồ ăn mát để hạn chế đổ mồ hôi.

Hãy mặc những quần áo thoáng mát từ vải cotton, tối màu để hạn chế việc lộ ra những dấu vết của việc đổ mồ hôi.

Tăng tiết mồ hôi có thể được chữa trị triệt để?

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh tăng tiết mồ hôi. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị sẵn có giúp giảm đáng kể triệu chứng đổ mồ hôi và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người không may gặp phải nó.

DS.Thanh Thảo


Tham khảo: http://www.medic8.com/healthguide/hyperhidrosis/faqs/index.html

—–—–—–—–—–—–

BẢNG GIÁ

Hoà Hãn Linh hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 1 – 5 hộp: 185.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 170.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận