Tăng tiết mồ hôi mặt – Dấu hiệu chỉ điểm của cường giao cảm

Sự tăng hoạt động bất thường của hệ thần kinh giao cảm được xác định là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi mặt. Vậy phải làm gì để kiểm soát bệnh lý này? Câu trả lời có ngay trong bài viết sau đây. 

Dấu hiệu của tăng tiết mồ hôi mặt

Chứng tăng tiết mồ hôi mặt rất dễ nhận biết, bản thân người bệnh cũng vô cùng khó chịu khi da mặt luôn ẩm ướt, nhớp dính, lấm tấm mồ hôi kể cả khi trời mát mẻ và không hoạt động gì. Đôi khi chỉ cần căng thẳng một chút là mặt đỏ bừng, mồ hôi vã ra như tắm, chảy ròng ròng từ đầu xuống cổ.     

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề khác về da liễu do tăng tiết mồ hôi mặt quá mức như hay bị nổi mụn, da mặt ngứa, đỏ ửng, phát ban, lỗ chân lông to, viêm da,…  

Nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi mặt

Sự tăng hoạt động bất thường của hệ thần kinh giao cảm được xác định là nguyên nhân chính gây tăng tiết mồ hôi mặt. Bình thường hệ giao cảm chỉ kích hoạt tuyến mồ hôi bài tiết khi nóng, vận động nhiều hoặc xúc cảm mạnh. Nhưng ở người mắc chứng tăng tiết mồ hôi mặt, hệ thần kinh phản ứng thái quá (cường giao cảm) khiến mồ hôi ra nhiều không kiểm soát. Bệnh có thể di truyền và gây đổ mồ hôi tại nhiều vị trí khác trên cơ thể như bàn tay, bàn chân, nách, toàn thân…    

Tăng tiết mồ hôi mặt có thể di truyền qua các thế hệ trong gia đình

Ngoài ra, có nhiều người lại bị đổ mồ hôi ở đầu mặt khi ăn hoặc ngửi mùi thức ăn, tình trạng này được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi vị giác. Hoặc trong một số trường hợp khác, tăng tiết mồ hôi mặt có thể gặp ở người bệnh tiểu đường, béo phì, cường giáp, rối loạn lo âu…

Phương pháp điều trị tăng tiết mồ hôi mặt

Chất chống mồ hôi

Là thuốc trị mồ hôi tại chỗ chứa hoạt chất chính là muối nhôm với nhiều dạng bào chế khác nhau như lotion, xịt, lăn hoặc bột. Buổi tối trước khi ngủ, bạn thoa chất chống mồ hôi lên mặt, thuốc sẽ bít kín các ống dẫn mồ hôi, ngăn mồ hôi thoát qua da. Tùy hiệu quả mỗi loại mà bạn có thể bôi lại thuốc nếu cần thiết, tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp điều trị mồ hôi mặt tạm thời.

Với trường hợp nặng hơn, dùng thuốc bôi ngoài không hiệu quả, bác sỹ có thể kê đơn thêm thuốc uống nhưng vì gây nhiều tác dụng phụ toàn thân nên rất ít khi được chỉ định.  

Sản phẩm trị mồ hôi từ thảo dược

Nếu lo ngại tác dụng phụ của thuốc tây, bạn nên lựa chọn các sản phẩm trị mồ hôi nguồn gốc thảo dược với thành phần lành tính, an toàn hơn, và trên thị trường hiện nay thì viên uống Hòa Hãn Linh chính là sản phẩm tiêu biểu nhất trong nhóm này.

Kết hợp các thảo dược và hoạt chất tự nhiên như Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ, Taurine, Magie, Hòa Hãn Linh giúp ngăn tiết mồ hôi theo nhiều cơ chế khác nhau như ổn định hoạt động hệ thần kinh giao cảm, bổ sung nước làm mát cơ thể, săn se thu nhỏ lỗ chân lông… Ngoài ra, còn giúp giảm bớt biểu hiện mệt mỏi, lo âu, căng thẳng, hồi hộp do cường giao cảm gây ra.     

Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của anh Tịnh (Hà Tĩnh) là một trường hợp bị tăng tiết mồ hôi mặt điển hình đã điều trị thành công bệnh với sản phẩm Hòa Hãn Linh trong video sau:

Thoát khỏi chứng tăng tiết mồ hôi đầu mặt sau hơn 10 năm

Xem thêm:

Kinh nghiệm chữa bệnh ra nhiều mồ hôi ở mặt

Bằng cách sử dụng Hòa Hãn Linh kết hợp duy trì một lối sống khoa học, rất nhiều người đã điều trị thành công chứng tăng tiết mồ hôi mặt, nếu bạn quan tâm đến giải pháp này, hãy liên hệ đến tổng đài điện thoại/zalo: 0866.746.966 để được tư vấn.

Điện di ion

Nguyên lý của điện di ion là cho vùng da tiết mồ hôi tiếp xúc với dòng diện cỡ 10mA thông qua một dung dịch nước để tạm thời vô hiệu hóa các tuyến mồ hôi. Người bệnh cần đeo một tấm đệm để che phủ khuôn mặt, tấm đệm được làm ướt và nối với nguồn điện. Mới đầu cần điều trị 3 – 4 buổi/tuần, mỗi buổi từ 20 – 30 phút, khi mồ hôi giảm thì duy trì 1 lần/tuần.

Bạn có thể thấy ngứa, tê tê, châm chích da khi điện di, nếu da mặt nhạy cảm có thể bị nổi mẩn, tấy đỏ, rát nhẹ, khô bong tróc da… 

Tiêm botox

Ngoài ứng dụng trong ngành thẩm mỹ, botox còn có một lợi ích khác là giảm tiết mồ hôi, độc tố botox sẽ làm tê liệt tín hiệu thần kinh, từ đó ức chế tuyến mồ hôi bài tiết. 

Bác sỹ sẽ đánh dấu vị trí tiêm trên mặt và lần lượt đưa botox vào da bằng những mũi tiêm rất nhỏ. Hiệu quả của tiêm botox có thể được 6 tháng, tuy vậy, người bệnh phải chi trả một số tiền lớn và có nguy cơ đối mặt những rủi ro như đơ cứng cơ mặt, đau đầu, đau đỏ da, chóng mặt,…

Lối sống khoa học để hạn chế tăng tiết mồ hôi mặt

– Tránh các loại thực phẩm, đồ uống kích thích cơ thể đổ nhiều mồ hôi như ớt cay, tiêu, tỏi, đồ ăn dầu mỡ, cà phê, rượu bia, thuốc lá…

– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B như nấm, súp lơ xanh, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gà, hải sản…

– Cố gắng uống đủ nước, ăn nhiều rau củ quả tươi để chống mất nước, hạ thân nhiệt và bổ sung vitamin, chất khoáng cho cơ thể.  

– Vệ sinh da mặt sạch, tránh để bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ gây viêm lỗ chân lông, mụn trứng cá… Khi bị tăng tiết mồ hôi mặt nhiều nên dùng khăn mát lau khô.

– Tránh thức khuya, giảm thiểu căng thẳng, khi ngủ đủ giấc, tinh thần thoải mái thì hệ thần kinh và tuyến mồ hôi sẽ hoạt động ổn định hơn. 

Tăng tiết mồ hôi mặt hoàn toàn có thể điều trị được, hãy sớm thiết lập cho mình một lối sống tích cực kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ phù hợp để chấm dứt những bất tiện do mồ hôi mặt.

Tác giả: Dược sỹ Cao Thủy

Nguồn tham khảo:

https://www.sweathelp.org/where-do-you-sweat/sweaty-face-and-head.html

BẢNG GIÁ

Hoà Hãn Linh hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 1 – 5 hộp: 185.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 170.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      4 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      dương
      dương
      3 Năm Trước

      em cứ ăn đồ cay là mồ hôi đầu mặt rất nhiều, vậy áp dụng cách nào chữa mồ hôi tốt nhất ak?

      Hoàng Hạnh
      Hoàng Hạnh
      3 Năm Trước

      tôi bị đổ mồ hoi mặt rất nhiều, liệu dùng hòa hãn lih bao lâu mới đỡ? liều dùng ntn?