Cắt tuyến mồ hôi tay (Cắt hạch giao cảm) – Lợi ích & Rủi ro

Cắt tuyến mồ hôi tay không có nghĩa là cắt bỏ các tuyến mồ hôi ở lòng bàn tay mà đây là một loại phẫu thuật nhằm loại bỏ các hạch giao cảm ngực nhằm điều trị bệnh lý tăng tiết mồ hôi tay. Cùng tìm hiểu lợi ích và rủi ro của phương pháp này trong bài viết sau.

Mục đích của cắt tuyến mồ hôi tay

Nguyên nhân sâu xa gây đổ mồ hôi tay quá mức là do hệ thần kinh giao cảm bị kích thích. Bởi vậy, phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi tay (cắt hạch giao cảm) ra đời nhằm phá hủy 2 chuỗi hạch giao cảm nằm dọc theo đốt sống ngực L2 đến L4, các hạch này chính là nơi tiếp nhận tín hiệu từ hệ thần kinh giao cảm, sau đó gửi tới các tuyến mồ hôi ở hai lòng bàn tay để kích thích bài tiết mồ hôi. Do đó, mồ hôi tay sẽ giảm sau phẫu thuật.

Cắt tuyến mồ hôi tay là phẫu thuật cắt hạch giao cảm để điều trị mồ hôi tay

Quá trình phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi tay

Cắt tuyến mồ hôi tay là phẫu thuật nội soi lồng ngực, người bệnh được gây mê toàn thân và đặt ống thở nội khí quản trong suốt quá trình mổ. Đầu tiên, bác sỹ tạo 2 – 3 vết rạch nhỏ ở dưới cánh tay rồi luồn thiết bị nội soi vào trong lồng ngực. Một bên phổi được làm xẹp để dễ thao tác hơn. Hình ảnh quan sát thấy từ camera giúp phát hiện chính xác vị trí hạch giao cảm.

Sau khi đốt bỏ hạch giao cảm, phổi được thông khí trở lại, đóng vết mổ và đặt ống dẫn lưu trong 2 – 3 để tránh ứ dịch. Vì chuỗi hạch giao cảm nằm ở 2 bên đốt sống ngực nên cần tiến hành phẫu thuật ở cả 2 bên lồng ngực.   

Khi nào nên cắt tuyến mồ hôi tay?

Cắt tuyến mồ hôi tay được chỉ định khi bị tăng tiết mồ hôi tay do sự tăng hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm. Tuy nhiên, trước khi cân nhắc đến phẫu thuật thì nên ưu tiên các phương pháp điều trị nội khoa để hạn chế rủi ro. Mặt khác, người bệnh phải từ 18 tuổi trở lên, sức khỏe tốt và không mắc các bệnh như rối loạn đông máu, suy tim từ trung bình đến nặng, suy hô hấp mãn tính hoặc nhiễm trùng hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi…).

Biến chứng của cắt tuyến mồ hôi tay

Mặc dù quy trình thực hiện không quá phức tạp, tuy nhiên, rủi ro ngoài ý muốn là điều có thể xảy ra trong bất kỳ một ca phẫu thuật nào. Với cắt tuyến mồ hôi tay, bạn có thể gặp phải một số biến chứng sau:

– Tăng tiết mồ hôi bù trừ là dễ gặp nhất (tỷ lệ từ 50 – 90%), mồ hôi ra nhiều ở lưng, bụng, bẹn, đùi, bàn chân…

– Tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, tổn thương phổi.

– Đau ngực kéo dài  

– Rối loạn nhịp tim chậm.

– Khô rát da tay quá mức.

– Hội chứng Horner gây tiết mồ hôi và sụp mí mắt ở một bên mặt.

– Mất máu, nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng huyết.

– Sốc phản vệ, dị ứng với thuốc mê.

Bạn đang lo sợ biến chứng của phẫu thuật và muốn tìm kiếm một giải pháp điều trị mồ hôi tay khác ít rủi ro hơn? Hãy liên hệ đến tổng đài điện thoại/zalo 0866.746.966 để được tư vấn cách giảm mồ hôi tay an toàn, tránh phẫu thuật.

Cắt tuyến mồ hôi tay có hết mồ hôi không?

Cắt hạch giao cảm không thể chữa khỏi hoàn toàn mồ hôi tay, tuy nhiên, đây vẫn là một phương pháp điều trị mồ hôi tay đang được áp dụng khá phổ biến. Trên thực tế, có những trường hợp bệnh nhân tái phát mồ hôi sau vài tháng hoặc vài năm phẫu thuật, nguyên nhân có thể là do chưa hủy hết hạch giao cảm hoặc tăng sinh sợi hậu hạch. Trong đó, bất tiện nhất là tình trạng đổ mồ hôi bù trừ gây nhiều khó chịu hơn cả trước phẫu thuật. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm về phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi tay trong video sau:

Những điều cần biết về cắt tuyến mồ hôi tay (cắt hạch giao cảm)

Có nên cắt tuyến mồ hôi tay không?

Theo GS.TS Lê Đức Hinh – Nguyên Chủ tịch Hội thần kinh học Việt Nam, phẫu thuật chỉ nên cân nhắc cho những người bệnh mà công việc đòi hỏi phải dùng nhiều đến đôi tay, tuy nhiên, nếu tất cả trường hợp đều phẫu thuật thì không phải là cách giải quyết tối ưu và an toàn. Thay vào đó, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc đông y để giảm tiết mồ hôi.

Hiện nay, y học đã nghiên cứu chứng minh được rằng, một số vị thảo dược thường dùng trong các bài thuốc trị mồ hôi của đông y như Thiên môn đông, Hoàng kỳ, Sơn thù du… có tác dụng ổn định hoạt động hệ thần kinh giao cảm, ức chế sự hưng phấn thần kinh, đó chính là điểm mấu chốt trong điều trị bệnh mồ hôi nhiều. 

Điều này cũng được khẳng định trên thực tế, rất nhiều người đã sử dụng sản phẩm hỗ trợ bào chế từ các thảo dược trên, điển hình là viên uống Hòa Hãn Linh và có hiệu quả vô cùng khả quan, không chỉ mồ hôi giảm rõ rệt mà các triệu chứng mệt mỏi, lo âu, căng thẳng, hồi hộp cũng cải thiện tích cực.

Video dưới đây là chia sẻ của anh Bùi Đức Tùng (Hoàng Mai, Hà Nội) – một người bệnh đã điều trị thành công chứng tăng tiết mồ hôi tay chân bằng giải pháp thảo dược này mà không phải phẫu thuật, mời bạn theo dõi:

Kinh nghiệm chữa bệnh mồ hôi tay chân không phẫu thuật

Xem thêm:

Bí quyết thoát khỏi chứng đổ mồ hôi tay chân sau hơn 18 năm chung sống

6 lý do mà người bệnh mồ hôi nhiều nên lựa chọn viên uống Hòa Hãn Linh

Cắt tuyến mồ hôi tay là một phương pháp điều trị hiện đại, mặc dù không thể phủ nhận rằng phẫu thuật này đã mang lại kết quả tích cực cho những người bị tăng tiết mồ hôi tay, tuy nhiên, vấn đề biến chứng xảy ra trong và sau phẫu thuật là điều mà bạn phải cân nhắc kỹ. 

Tác giả: Dược sỹ Chu An

Nguồn tham khảo:

https://www.sweathelp.org/hyperhidrosis-treatments/ets-surgery.html

BẢNG GIÁ

Hoà Hãn Linh hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 1 – 5 hộp: 185.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 170.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      4 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Thanh Bình
      Thanh Bình
      2 Năm Trước

      Tôi ra nhiều mồ hôi tay tái phát sau 2 năm cắt hạch giao cảm, còn ra nhiều hơn trước khi cắt hỏi có cách nào điều trị được không. bị chứng bệnh này nản quá

      Hoàng Trang
      Hoàng Trang
      3 Năm Trước

      e năm nay 17t, muốn đi cắt hạch giao cảm nhưng bs chưa cho cắt vì chưa đủ tuổi. Xin hỏi có cách nào để giảm mồ hôi hiệu quả k ạ?