Toát mồ hôi khi ngủ – Lời cảnh báo của nhiều bệnh lý tiềm ẩn

Toát mồ hôi khi ngủ là nguyên nhân khiến bạn không được hưởng một giấc ngủ trọn vẹn, làm gián đoạn nề nếp sinh hoạt thường ngày, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe? Vậy nguyên nhân do đâu và làm cách nào để khắc phục dứt diểm tình trạng phiền toái này? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.

Toát mồ hôi khi ngủ là bệnh gì?

Nếu đã loại trừ các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết nóng bức, phòng ngủ kém thông khí, đắp quá nhiều chăn… thì hiện tượng toát mồ hôi khi ngủ nếu xảy ra thường xuyên có thể do một số nguyên nhân bệnh lý sau:

– Rối loạn thần kinh thực vật: Khi hệ thần kinh giao cảm bị hưng phấn quá mức sẽ kích thích các tuyến mồ hôi hoạt động liên tục không kiểm soát, đây là tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng đến 3% dân số thế giới và có tính di truyền trong gia đình.

– Nhiễm trùng: Một số bệnh lý nhiễm trùng, đặc biệt là lao phổi, viêm tủy xương, viêm nội tâm mạc, HIV/AIDS thường gây đổ mồ hôi đêm.

– Bệnh nội tiết: Toát mồ hôi khi ngủ có thể là hậu quả của một số tình trạng bệnh lý như tiểu đường, cường giáp gây thay đổi nồng độ các hormon quan trọng trong cơ thể.

Toát mồ hôi khi ngủ là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Toát mồ hôi khi ngủ là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

– Thời kỳ mãn kinh: Hầu hết phụ nữ trong độ tuổi trung niên đều gặp hiện tượng bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm khi bước sang thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh do sự sụt giảm của nội tiết tố nữ estrogen.

– Ung thư: Toát mồ hôi khi ngủ, sụt cân nhanh, chán ăn, sốt, mệt mỏi… là dấu hiệu sớm trong một số bệnh ung thư như ung thư hạch Hodgkin, bệnh bạch cầu, hội chứng Carcinoid…

– Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ sốt, kháng sinh, thuốc hạ áp,… thường gây tác dụng không mong muốn làm tăng tiết mồ hôi trong thời gian sử dụng.

– Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Là một rối loạn hô hấp đặc biệt gây ra những cơn ngưng thở ngắn khi ngủ kèm theo toát mồ hôi, ngáy to, cảm giác đau đầu, mệt mỏi khi thức dậy.

– Nguyên nhân khác: Trào ngược dạ dày – thực quản, đột quỵ, bệnh tim mạch, rối loạn lo âu, lạm dụng chất gây nghiện, bệnh lý thần kinh tự trị, hạ đường huyết, trẻ em thiếu canxi và vitamin D…

Cách khắc phục tình trạng toát mồ hôi khi ngủ

Muốn khắc phục dứt điểm chứng toát mồ hôi khi ngủ phải xác định đúng nguyên nhân gây ra và điều trị tốt các bệnh lý nền này hoặc trong trường hợp do tác dụng phụ của thuốc thì cần trao đổi với bác sĩ để thay đổi thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, một số lời khuyên dưới đây sẽ rất hữu ích giúp bạn cải thiện tốt tình trạng này:

– Về phòng ngủ: Bố trí phòng ngủ mát mẻ, thoáng khí, hạn chế tiếng ồn và ánh sáng mạnh, sử dụng thêm điều hòa hoặc quạt để đảm bảo nhiệt độ phòng không quá nóng.

– Thư giãn tinh thần: Tập thiền, hít sâu thở chậm, yoga trước khi ngủ sẽ giúp bạn ngủ sâu giấc hơn, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi là các yếu tố kích thích hệ thần kinh thực vật gây tăng tiết mồ hôi.   

Tập thiền giúp thư giãn và giảm toát mồ hôi khi ngủ

Tập thiền giúp thư giãn và giảm toát mồ hôi khi ngủ

– Chọn trang phục phù hợp: Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát khi ngủ; không đắp quá nhiều chăn, lựa chọn chăn, ga trải giường làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.

– Ăn uống khoa học: Hạn chế ăn trước khi ngủ từ 2 – 3 tiếng, đặc biệt là đồ ăn cay, thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường, rượu, bia, cà phê, trà đặc… Uống nhiều nước tối thiểu từ 8 – 10 cốc/ngày để làm mát cơ thể, tránh mất nước.

– Duy trì cân nặng hợp lý: Lên kế hoạch giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì, đồng thời kiểm soát tốt chỉ số đường máu, huyết áp.

– Dùng thuốc tây: Hiện nay một số loại thuốc uống hoặc chế phẩm bôi ngoài da có tác dụng giảm tiết mồ hôi toàn thân hoặc tại các vị trí trọng yếu như tay, chân, mặt, nách… Tuy nhiên, hiệu quả chỉ duy trì tạm thời trong thời gian ngắn kèm theo nhiều nguy cơ tác dụng phụ nên không được lạm dụng quá thường xuyên.

– Sử dụng viên uống giảm tiết mồ hôi từ thảo dược: Đối với những người bị toát mồ hôi khi ngủ do rối loạn thần kinh thực vật, đây là tình trạng mạn tính và đến nay y học vẫn chưa có phương pháp chữa dứt điểm. Nhưng thực nghiệm đã chứng minh bằng việc sử dụng viên uống Hòa Hãn Linh bào chế từ 3 thảo dược Thiên môn đông, Hoàng kỳ, Sơn thù du đã giúp giảm lượng mồ hôi tiết ra hiệu quả đến 70 – 80%.

Kết quả này đạt được là nhờ cơ chế tác dụng sâu vào căn nguyên gây bệnh, giúp điều hòa ổn định hoạt động của hệ thần kinh thực vật, bổ sung nước cho cơ thể, săn se thu nhỏ lỗ chân lông và tăng sức đề kháng bề mặt da, từ đó kìm hãm quá trình bài tiết mồ hôi khi hệ giao cảm bị kích thích quá mức, tác dụng đã được chứng minh qua các nghiên cứu thực hiện tại Ấn Độ, Trung Quốc… Và đây cũng chính là giải pháp trị mồ hôi nhiều hiệu quả được đông đảo các chuyên gia đầu ngành và người bệnh đánh giá rất cao hiện nay, hãy lắng nghe nhận định của GS.BS Hoàng Bảo Châu – Nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền Việt Nam qua video dưới đây:

GS.BS Hoàng Bảo Châu đánh giá vai trò thảo dược trị mồ hôi nhiều

Xem thêm:

Hòa Hãn Linh – Giải pháp hiệu quả dành cho người bị toát mồ hôi khi ngủ

Chia sẻ kinh nghiệm trị mồ hôi nhiều an toàn, hiệu quả

Nếu thường xuyên gặp hiện tượng toát mồ hôi khi ngủ, bạn không nên chần chừ hãy đi khám để xác định đúng nguyên nhân và tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời áp dụng sớm những biện pháp hướng dẫn trên sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng phiền toái này.

DS. Hà Anh

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/menopause/guide/8-causes-of-night-sweats

https://www.medicalnewstoday.com/articles/296818.php


BẢNG GIÁ

Hoà Hãn Linh hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 1 – 5 hộp: 185.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 170.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận