Hoà Hãn Linh hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)
– Từ 1 – 5 hộp: 185.000 đồng/hộp
– Từ 6 hộp trở lên: 170.000 đồng/hộp
Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,000,000đ trở lên
Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm hay còn gọi là mồ hôi trộm, là dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ khi hệ thần kinh chưa phát triển, nó sẽ tự hết khi lớn lên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và xuất hiện ở người lớn thì nó có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ của một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư, lao, nhiễm trùng…
Đổ mồ hôi nhiều ban đêm sẽ làm bạn thấy khó chịu và bị tỉnh giấc thường xuyên nếu chăn gối hoặc quần áo trong tình trạng ướt đẫm. Đặc biệt trong những ngày đông giá rét, cơ thể không khô ráo sẽ rất dễ khiến bạn bị ho và cảm lạnh, lâu dần sức đề kháng giảm sút, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và sinh hoạt thường ngày.
Nếu phòng ngủ quá kín, nhiệt độ nóng bức hoặc khi đang mặc quá nhiều quần áo có thể làm bạn đổ mồ hôi trong giấc ngủ và điều này là hoàn toàn bình thường và việc khắc phục nó sẽ vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên nếu đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm ngay cả trong điều kiện mát mẻ thì đó là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, để tìm ra nguyên nhân, bạn cần tới cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, từ đó sẽ có hướng điều trị thích hợp.
Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ: Đây là tình trạng diễn ra phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi khi lượng hormon estrogen suy giảm cùng với sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Trong thời kỳ mãn kinh, chị em phụ nữ thường bị bốc hỏa, nóng trong người, khó ngủ và tâm trạng dễ thay đổi thất thường, điều này có thể dẫn đến đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm. Liệu pháp thay thế hormon, điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể giúp làm giảm bớt tình trạng này.
Rối loạn thần kinh thực vật: Là những người bị đổ mồ hôi quá mức cả ngày lẫn đêm, có thể kèm theo dấu hiệu hay hồi hộp, lo âu, căng thẳng,… dù không đe dọa đến tình mạng sức khỏe nhưng nó có thể khiến bạn xấu hổ và tự ti khi đứng trước đám đông. Thay đổi lối sống và sử dụng những sản phẩm thảo dược giúp ổn định dẫn truyền thần kinh và cân bằng quá trình bài tiết mồ hoi sẽ là giải pháp an toàn cho mọi đối tượng.
TPCN Hòa Hãn Linh chứa các thảo dược thiên nhiên giúp điều hòa nhiệt trong cơ thể, se khít lỗ chân lông trên bề mặt da, đặc biệt là ổn định hệ thần kinh thực vật, làm giảm bài tiết mồ hôi do mọi nguyên nhân hiệu quả và bền vững, cải thiện tình trạng hay hồi hộp, lo âu… Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0988.384.066 để được hỗ trợ tư vấn về giải pháp này.
Đổ mồ hôi nhiều có thể do rối loạn thần kinh thực vật
Hạ đường huyết: Lượng Glucose trong máu giảm đột ngột (dưới 4mmol/l) có thể gây tăng tiết mồ hôi vào ban đêm, thường xuất hiện ở những người mắc bệnh tiểu đường, đang dùng insulin hoặc uống một số loại thuốc điều trị. Những dấu hiệu cảnh báo sớm cho tình trạng tụt đường huyết trong khi ngủ như: cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi quá mức, ngủ không yên giấc, mệt mỏi khi thức dậy. Ngay lúc này, bạn nên ăn một số thức ăn hoặc thức uống có chứa đường (tinh bột từ một chiếc bánh sandwich hoặc một vài bánh quy, nước đường, nước ép trái cây,…) để cải thiện mức đường trong máu.
Mắc chứng ngưng thở khi ngủ: là tình trạng khá phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến đàn ông hơn phụ nữ, xảy ra khi bị hẹp đường thở hay cổ họng, làm gián đoạn nhịp thở bình thường trong khi ngủ. Hầu hết những trường hợp này có biểu hiện ngáy to, hơi thở mạnh, hổn hển sau mỗi nhịp ngưng, một số người có thể bị đổ mồ hôi ban đêm và thức dậy thường xuyên để đi tiểu. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, rất buồn ngủ vào ban ngày, đau đầu, dễ bị kích thích, không nhận biết được những điều gì đang xảy ra trừ khi có người khác tác động vào, đặc biệt ở nam giới sẽ bị rối loạn chức năng cương dương, mất ham muốn tình dục. Để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ, nên thay đổi lối sống, giảm cân nếu béo phì, hạn chế rượu bia, hoặc có thể sử dụng thiết bị làm rộng đường thở khi ngủ.
Xem thêm:
Giải pháp làm giảm mồ hôi nhiều an toàn, hiệu quả
Lạm dụng rượu: nếu uống quá nhiều rượu có thể khiến tim đập nhanh, đầu óc quay cuồng và mồ hôi vã ra. Hãy uống ngay một cốc nước chanh hoặc cam để nhanh chóng giải rượu trong tình trạng này.
Tác dụng phụ của một số thuốc: Sử dụng một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là đổ mồ hôi vào ban đêm, điển hình như thuốc điều trị bệnh trầm cảm, có 8% đến 22% người bệnh dùng thuốc chống trầm cảm gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, thuốc điều trị tâm thần hay thuốc hạ sốt như Aspirin và Acetaminophen không chỉ làm tăng tiết mồ hôi mà chúng còn khiến mặt người bệnh trở nên đỏ bừng. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm liều hoặc thay đổi thuốc điều trị thích hợp.
Mắc bệnh nhiễm trùng: Bệnh lao là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất liên quan đến việc đổ mồ hôi vào ban đêm. Nếu là do mắc bệnh lao, ngoài việc ra nhiều mồ hôi về đêm, bệnh nhân sẽ có cảm giác cơ thể sốt cao, mệt mỏi, ho, khó thở, đau ngực khi thở, giảm cân nhanh, đôi khi triệu chứng của bệnh lao cũng sẽ bị nhầm lẫn với triệu chứng của một số bệnh khác như viêm phế quản, viêm phổi nếu ho ra đờm máu. Ngoài ra, một số bệnh nhiễm khuẩn khác như viêm màng trong tim (viêm van tim), viêm tủy xương, áp-xe hoặc nhiễm HIV/AIDS có thể gây tăng tiết mồ hôi. Do vậy, khi có dấu hiệu sốt cao kéo dài, cơ thể mệt mỏi, khó chịu hay phát ban, nổi mẩn đỏ, đổ mồ hôi đêm, bệnh nhân nên tới cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Mắc bệnh ung thư: Đổ mồ hôi ban đêm là một triệu chứng sớm của bệnh ung thư, đặc biệt ở người bệnh ung thư hạch bạch huyết hoặc u lympho. Người bệnh thường bị kèm theo các triệu chứng sút cân nhanh không rõ lý do, sốt cao, ớn lạnh… Tuy nhiên khi có dấu hiệu trên, bệnh nhân cần được làm thêm một số xét nghiệm lâm sàng để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
Đổ mồ hôi đêm có thể do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể
Rối loạn nội tiết tố: Đổ mồ hôi hoặc đỏ bừng mặt, tim đập nhanh có thể xảy ra ở người bị u tủy thượng thận, người mắc hội chứng carcinoid (khối u làm cho cơ thể sản xuất dư thừa hormon gây ảnh hưởng đến sức khỏe), mắc bệnh cường giáp… Dù rất khó điều trị nhưng vẫn có rất nhiều phương pháp như phẫu thuật, dùng thuốc hoặc thay đổi lối sống nhằm giúp bệnh nhân có thể sống hòa bình với chúng.
Mặc bệnh trào ngược dạ dày- thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng xảy ra khi acid dịch vị bị rò rỉ ra khỏi dạ dày là trào ngược lên thành thực quản. Triệu chứng thường gặp bao gồm: ợ nóng ở phần ngực hoặc khó chịu xảy ra sau khi ăn, có mùi vị khó chịu trong miệng do acid dạ dày trào ngược lên, rất khó nuốt và cảm thấy đau khi nuốt. Tuy tăng tiết mồ hôi vào ban đêm không phải là triệu chứng phổ biến nhưng một số người bệnh bị trào ngược dạ dày- thực quản vẫn có thể gặp phải tình trạng này. Một phương pháp điều trị khá đơn giản là thay đổi chế độ ăn uống, tránh đồ ăn cay nóng và nên chia thành nhiều bữa trong ngày. Nếu có dấu hiệu nặng hơn thì nên dùng thuốc để kiểm soát bệnh, chẳng hạn như thuốc kháng acid, ức chế bơm proton, kháng H2,…
Tăng tiết mồ hôi vô căn: có thể là tình trạng bài tiết nhiều mồ hôi mạn tính thường xuất hiện khi vận động, trong thời tiết nóng ẩm và lúc nửa đêm mà không xác định được chính xác nguyên nhân
Ngoài một số biện pháp cụ thể với từng nguyên nhân gây bệnh đã nêu, bạn có thể áp dụng một số cách sau để giảm thiểu tình trạng mồ hôi ra nhiều vào ban đêm như sau:
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
– Hạn chế thức ăn cay nóng, cà phê, rượu bia và thuốc lá
– Mặc quần áo nhẹ, thông thoáng, dễ thấm mồ hôi khi đi ngủ
– Nếu thời tiết không thực sự lạnh, bạn nên bỏ đệm hoặc thay đổi bộ ga trải giường với chất liệu nhẹ, mỏng hơn.
– Giữ cho phòng ngủ luôn mát mẻ và thông thoáng vào ban đêm.
Bình thường tuyến mồ hôi sẽ ít hoạt động vào ban đêm, vì vậy việc sử dụng những chế phẩm thảo dược thiên nhiên chứa Magie clorua, Hoàng Kỳ, Sơn thù du… giúp cân bằng và ổn định hệ thống thần kinh thực vật, làm se khít lỗ chân lông làm khô da trước khi đi ngủ, giảm quá trình bài tiết mồ hôi hiệu quả và bền vững lâu dài, giúp bạn có một giấc ngủ ngon, tinh thần thoái mái cho ngày làm việc hôm sau.
Ds Thu Hương
Trích nguồn:
http://www.nhs.uk/Conditions/night-sweats/Pages/Introduction.aspx
http://www.webmd.com/menopause/guide/8-causes-of-night-sweats
http://www.degreedeodorant.com/sweat-facts/detail/973805/night-sweats
———-———-———-———-———-
Thông tin cho bạn:
TPCN Hòa Hãn Linh – Giải pháp Đông Tây y kết hợp giúp hỗ trợ điều trị mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu, ngực, trán lưng hoăc toàn thân hiệu quả, hạn chế mồ hôi đổ nhiều về đêm.
Hoà Hãn Linh hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)
– Từ 1 – 5 hộp: 185.000 đồng/hộp
– Từ 6 hộp trở lên: 170.000 đồng/hộp
Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,000,000đ trở lên
Toi xin hoi bac sy.toi hom nao uong ruou say thi dem ngu lai khong ra mo hoi.dao nay toi khong uong nua thi dem nao ngu cung ra nhieu mo hoi.toan phai day thay ao.xin bac sy toi bi benh gi va co chua duoc khong.xin cam on .
Chào bạn,
Ra nhiều mồ hôi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trường hợp của bạn để biết chính xác nguyên nhân gì nên đi thăm khám sớm tại các cơ sở y tế. Sau khi thăm khám, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số: 0962.620.043 (trong giờ hành chính) để chúng tôi tư vấn giúp bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Bac si cho e hoi e bi chung toat mo hoi dem vua say ra dc khoang 5ngay. Ko co hien tuong lo lang hay bat ki dieu j khac.chi khi thuc day thay bi toat mo hoi.va thoi gian nay e lam dung ruou bia qua nhieu nen nho bac si tu van giup e ve van de nay day Co phai hien tuong cua benh nguy hiem ko va phai lam j de khac phuc.e xin cam on
Chào bạn,
Bia, rượu hay đồ uống chứa chất kích thích… là những yếu tố tác động kích thích tuyến mồ hôi của chúng ta hoạt động mạnh hơn so với bình thường. Tình trạng ra nhiều mồ hôi của bạn theo chúng tôi có thể liên quan đến việc bạn sử dụng bia rượu quá nhiều. Chính vì vậy, bạn nên có chế độ sinh hoạt cho hợp lý hơn, sử dụng bia rượu ở mức độ vừa phải cũng như nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước. Bạn cũng có thể đi khám ở chuyên khoa thần kinh các bệnh viện lớn để được chẩn đoáncho chính xác hơn.
Thân mến!