Hoà Hãn Linh hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)
– Từ 1 – 5 hộp: 185.000 đồng/hộp
– Từ 6 hộp trở lên: 170.000 đồng/hộp
Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)
Bạn bị ra mồ hôi nhiều ngay cả khi thời tiết mát mẻ hoặc chỉ vận động nhẹ? Bạn băn khoăn không biết ra mồ hôi nhiều là bệnh gì và làm thế nào để chấm dứt những phiền toái do mồ hôi nhiều gây ra. Hãy cùng khám phá đáp án ngay tại bài viết này!
Đổ mồ hôi là quá trình sinh lý tự nhiên giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt và đào thải các chất cặn bã qua da. Mồ hôi thường tăng tiết nhiều hơn nếu bạn ở trong môi trường nóng bức, vận động nhiều hoặc trải qua căng thẳng tâm lý. Đây là những trường hợp đổ mồ hôi sinh lý nên không có gì đáng lo ngại.
Tuy nhiên, nếu mồ hôi tăng tiết bất kể thời tiết mát mẻ, đang nghỉ ngơi và tâm lý ổn định thì đó có thể là biểu hiện của một số vấn đề về sức khỏe như:
Rối loạn thần kinh giao cảm
Hệ thần kinh giao cảm là một nhánh của hệ thần kinh thực vật, chịu trách nhiệm chỉ huy hoạt động của các tuyến tiết trong cơ thể như tuyến mồ hôi, dịch vị tiêu hóa, nước bọt… Khi hệ thần kinh hoạt động bị rối loạn, mồ hôi sẽ tăng tiết bất thường ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường gặp nhất là ở đầu mặt, tay, chân, lưng, ngực, bụng, nách – những vị trí tập trung nhiều tuyến mồ hôi nhất dưới da. Nếu không điều trị sớm, tình trạng này có thể theo suốt cuộc đời của bạn, làm ảnh hưởng tới công việc và mọi mối quan hệ trong cuộc sống.
Ra mồ hôi nhiều do rối loạn thần kinh giao cảm thường có tính di truyền qua các thế hệ. Nghĩa là nếu gia đình bạn có bố mẹ hoặc anh, chị, em bị tăng tiết mồ hôi thì bạn cũng có nguy cơ cao (28%) mắc phải tình trạng này.
Ra mồ hôi nhiều là bệnh gì?
Bạn bị đổ mồ hôi nhiều bất thường, đi khám cũng không ra bệnh? Đừng lo lắng, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 0866.746.966 để được tư vấn giải pháp tốt nhất.
Bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa đường, kéo theo rối loạn chuyển hóa đạm và lipid trong cơ thể. Bệnh có thể gây biến chứng trên hệ thần kinh thực vật. Đó chính là những nguyên nhân khiến mồ hôi tăng tiết nhiều hơn ở người bệnh tiểu đường; mồ hôi thường ra nhiều ở phần thân trên, rất ít khi đổ mồ hôi ở phần thân dưới của cơ thể.
Hạ đường huyết
Đường huyết tụt dưới ngưỡng bình thường do chế độ ăn kiêng quá mức hoặc tác dụng phụ của thuốc hạ đường huyết sẽ kích thích cơ thể bài tiết hormon adrenaline gây co mạch, tăng nhịp tim và tăng chuyển hóa. Người bệnh sẽ bị vã mồ hôi lạnh, da xanh tái, yếu lả đi và đói cồn cào…
Bệnh tuyến giáp
Đổ mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu của dư thừa hormon tuyến giáp (cường giáp). Người bệnh cường giáp ngoài việc đổ mồ hôi nhiều còn bị run tay chân, tim đập loạn nhịp, lo âu, mất ngủ, mắt lồi, ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân nhanh…
Rối loạn nội tiết
Vấn đề này có thể gặp phải ở cả nam giới và nữ giới, đặc biệt là khi bước vào tuổi trung niên (từ 40 tuổi trở lên). Nồng độ testosterol ở nam giới và estrogen ở nữ giới sụt giảm là nguyên nhân khiến não bộ nhận nhầm tín hiệu, chuyển thông tin chỉ huy đến hệ thần kinh giao cảm kích thích mồ hôi bài tiết nhiều hơn. Tình trạng này phổ biến nhất ở phụ nữ, thường kèm theo cơn bốc hỏa, nóng bừng mặt về đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Rối loạn lo âu
Tâm lý lo âu, căng thẳng kéo dài là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh giao cảm, kích hoạt tuyến mồ hôi bài tiết mạnh mẽ. Những người bị rối loạn lo âu thường có biểu hiện đổ mồ hôi nhiều kèm theo buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, mất tập trung… Mặt khác sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây ra tác dụng phụ khiến mồ hôi tăng tiết nhiều hơn.
Bệnh tim mạch
Ra mồ hôi nhiều kèm theo đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi là dấu hiệu có thể gặp trong cơn đau tim, nhồi máu cơ tim hoặc nhiễm trùng trong tim. Nếu nghi ngờ nguyên nhân là do bệnh tim mạch, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Nhiễm trùng
Bệnh nhiễm trùng gây đổ mồ hôi phổ biến nhất là lao. Người bệnh lao thường ra mồ hôi vào buổi chiều tối và ban đêm khi ngủ, kèm theo sốt cao, ho dai dẳng, mệt mỏi, sụt cân nhanh, chán ăn… Nếu bạn nhận thấy mình đang có những dấu hiệu bất thường này, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị bằng kháng sinh theo phác đồ. Hiện nay, bệnh lao đã được quản lý khá tốt với điều trị nội khoa bằng thuốc tây.
Ung thư
Đổ mồ hôi bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh ung thư như bệnh bạch cầu, u lympho không Hodgkin, u tế bào ưa crom… Ngoài biểu hiện ra nhiều mồ hôi, người bệnh ung thư còn có thể gặp phải một số triệu chứng điển hình như:
– Bệnh bạch cầu: Người bệnh bị sụt cân nhanh, mệt mỏi, sốt cao, ớn lạnh, dễ bị bầm tím, chảy máu…
– Bệnh u lympho không Hodgkin: Bắt đầu với triệu chứng sưng hạch bạch huyết ở cổ, háng, nách… Ở giai đoạn sau, người bệnh hay bị đổ mồ hôi đêm, sụt cân, sốt, ngứa hoặc sưng đau vùng bụng…
– U tế bào ưa crom: thường chỉ xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên, khối u tăng tiết hormon adrenalin làm tăng nhịp tim, huyết áp và đổ mồ hôi nhiều hơn.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều cùng những tác hại do mồ hôi nhiều gây ra, hãy cùng lắng nghe chuyên gia giải đáp về vấn đề này ngay trong video dưới đây:
Ra mồ hôi nhiều là bệnh gì, mồ hôi nhiều có gây hại không?
Đối với trường hợp đổ mồ hôi do các bệnh như bệnh tuyến giáp, tiểu đường, tim mạch, nhiễm trùng… cần điều trị tốt các bệnh lý căn nguyên này thì tình trạng đổ mồ hôi nhiều sẽ không còn nữa.
Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp bị đổ mồ hôi nhiều nhưng lại không thể tìm ra nguyên nhân chính xác, đa số các trường hợp này là do rối loạn thần kinh thực vật gây ra. Khi đó, bạn hãy thực hiện theo những lời khuyên dưới đây để nhanh chóng kiểm soát tình trạng này:
– Hạn chế sử dụng các chất kích thích gây tăng tiết mồ hôi như rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ ăn chứa gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt, hành, tỏi…
– Tránh thức khuya, với những người phải làm việc ca đêm cố gắng ngủ đủ giấc từ 6 – 8 tiếng trên ngày.
– Hạn chế lo lắng, căng thẳng hay suy nghĩ nhiều. Hãy giải tỏa tâm lý bằng các hoạt động như luyện tập thể dục, thiền tịnh, xem phim hài, nghe nhạc nhẹ, trò chuyện cùng người thân…
– Sử dụng thảo dược: Lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ giúp giảm tiết mồ hôi như Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hòa Hãn Linh đang là giải pháp được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Sản phẩm là sự kết hợp của các thành phần dược liệu như Thiên môn đông, Hoàng kỳ, Sơn thù du… đã được các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước chứng minh hiệu quả giúp giảm tiết mồ hôi an toàn, hiệu quả. Điển hình như nghiên cứu về Hoàng kỳ của Bệnh viện Nhi khoa Thượng Hải cho thấy: sau khi dùng dịch chiết Hoàng kỳ người bệnh đã giảm hẳn chứng mồ hôi trộm, ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Hòa Hãn Linh – sản phẩm hỗ trợ giảm tiết mồ hôi từ thảo dược
Để biết chính xác ra mồ hôi nhiều là bệnh gì, bạn cần đi khám sức khỏe tổng quát để tìm ra nguyên nhân. Đừng chủ quan xem nhẹ vì đằng sau tình trạng đổ mồ hôi tưởng như vô hại, lại có thể tiềm ẩn những vấn đề sức khỏe không thể xem thường.
Xem thêm:
Bí quyết trị mồ hôi nhiều ở đầu mặt, tay chân, lưng, ngực nách hiệu quả
Hòa Hãn Linh – Giải pháp “cứu cánh” cho bệnh đổ mồ hôi nhiều
Ds. Lê Lương
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/symptoms/excessive-sweating/basics/causes/sym-20050780
Hoà Hãn Linh hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)
– Từ 1 – 5 hộp: 185.000 đồng/hộp
– Từ 6 hộp trở lên: 170.000 đồng/hộp
Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)