Đổ mồ hôi nhiều dễ mắc lang ben

Ngoài yếu tố đã biết như da nhờn, tăng cortisol máu, bệnh Cushing, suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng,… thì tăng tiết mồ hôi cũng là yếu tố quan trọng góp phần phát sinh bệnh lang ben.

Mồ hôi nhiều có thể gây lang ben?

Lang ben (pityriasis versicolor, tinea versicolor) là dạng nhiễm nấm cạn ở da thường gặp. Đây là tình trạng nhiễm nấm mạn tính ở lớp sừng của da (lớp sát bề mặt da). Biểu hiện chủ yếu là các dát giảm sắc tố (trắng hơn da bình thường), đôi khi là các dát tăng sắc tố (sậm hơn da bình thường) hoặc dát hồng ban (vết hồng đỏ). Bề mặt các thương tổn có vảy mịn như phấn. Nếu dùng bìa cứng hoặc dao cùn cạo thì vảy mịn tróc ra rõ hơn (dấu hiệu vỏ bào).

Vị trí thương tổn thường là những vùng da bị che kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn như giữa lưng, giữa ngực, mạn sườn, bụng, mặt trong cánh tay, đùi, vùng mặt (trước tai, hàm dưới).

Bệnh có thể xảy ra với mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở giai đoạn đang có sự hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi (từ tuổi dậy thì đến thanh niên). Tỷ lệ hiện mắc lang ben thay đổi 2-8 % ở Mỹ và 12-40% ở các nước có khí hậu nóng ẩm.

Mồ hôi nhiều là một trong những nguyên nhân gây lang ben

Lang ben do vi nấm Malassezia furfur gây ra. Gần đây, nhiều loài Malassezia đã được phát hiện và có những phân loại mới, trong đó nhấn mạnh tác nhân gây bệnh chủ yếu là M.globosa. Những yếu tố thuận lợi cho sự gây bệnh là khí hậu nóng ẩm, cơ thể tăng tiết bã nhờn, tăng tiết mồ hôi. Bệnh không hay gặp trước tuổi dậy thì. Tuy nhiên, một số trẻ em vẫn bị nhiễm lang ben, đặc biệt ở các nước nhiệt đới. Khi trẻ em bị bệnh, thương tổn lang ben ở mặt thường gặp hơn so với người lớn. Tỷ lệ mới mắc lang ben giảm sau tuổi trung niên do sự bài tiết chất bã và mồ hôi giảm dần.

Để phòng và trị lang ben, loại bỏ điều kiện thuận lợi cho vi nấm gây bệnh là vấn đề quan trọng nhất. Nên mặc đồ thoáng, nhất là vào mùa nóng; tắm rửa, thay đồ hằng ngày. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn lau, quần áo… Quần áo phải phơi nắng cho khô. Trong lúc đang bị bệnh cần là trước khi mặc.

Khi bệnh mới phát, tổn thương ít thì chỉ cần dùng thuốc bôi da dạng nước (ASA, Antimycose, BSI), dạng kem (các azole) hay xịt, ủ. Nên bôi cả vùng da xung quanh tổn thương, bôi 1-2 lần/ngày trong 1-3 tuần. Khi tổn thương lành thì tiếp tục bôi thuốc thêm một thời gian nữa (khoảng 1 tuần) để tránh tái phát. 

Thuốc dùng toàn thân gồm Ketoconazole, Itraconazole… dùng trong trường hợp tổn thương lan rộng ở nhiều vị trí. Đôi khi cần dùng phối hợp cả thuốc bôi ngoài da và thuốc uống. 

Đào Mai

————————————————————

 

 

 

BẢNG GIÁ

Hoà Hãn Linh hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 1 – 5 hộp: 185.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 170.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận