Hoà Hãn Linh hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)
– Từ 1 – 5 hộp: 185.000 đồng/hộp
– Từ 6 hộp trở lên: 170.000 đồng/hộp
Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)
Trẻ em ra mồ hôi trộm sẽ dẫn tới hiện tượng mất nước và muối. Sự mất nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt. gây ra một số bệnh không tốt cho trẻ. Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng này? Dưới đây là một số món ăn giúp trẻ khỏe hơn, hạn chế ra mồ hôi trộm.
Mồ hôi trộm là hiện tượng ra mồ hôi không liên quan đến nhiệt độ môi trường mà thời tiết nóng hay lạnh vẫn ra mồ hôi và chỉ khi ngủ mới bị. Mồ hôi trộm xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính nhưng tỷ lệ mắc nhiều ở trẻ em.
Theo y học cổ truyền, mồ hôi trộm là do chân âm hư yếu, cơ thể không giữ được tân dịch, nhiệt thịnh gây ra nóng trong. Chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn nước uống để các bậc phụ huynh tham khảo và áp dụng chữa cho con em mình.
Cháo gốc hẹ: Gốc hẹ 30g, gạo 50g, thịt lợn nạc 50g, gia vị vừa đủ. Gốc hẹ chọn phần thân sát củ, rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước đặc. Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Gạo xay thành bột, cho vào nước gốc hẹ quấy đều, đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn, bột ngọt vào đảo đều, cháo sôi lên là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 2 – 3 ngày, nếu trẻ nhỏ chưa ăn được thì lọc lấy nước cho uống.
Cháo chạch: Cá chạch đồng 100g, gạo 50g, dầu thực vật, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Cá chạch làm sạch, bỏ đầu, nội tạng, đuôi, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt, ướp bột gia vị, xào bằng dầu thực vật. Xương chạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước ngọt. Gạo xay thành bột cho vào nước lọc, xương chạch quấy đều đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho thịt chạch và gia vị vào đảo đều. Cháo sôi lại là được. Ăn 1 lần trong ngày lúc đói, cần ăn liền 3 ngày.
Cháo cá quả: Cá quả 1 con (200g), gạo 50g, ngũ vị 2g, gia vị vừa đủ. Cá quả làm sạch, bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy, gỡ lấy thịt nạc, ướp bột gia vị. Xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước ngọt. Gạo, ngũ vị xay thành bột mịn, cho vào nước lọc xương cá quấy đều đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín, cho gia vị, thịt cá vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 3 – 5 ngày.
Cháo trai: Trai đồng 5 con loại vừa, lá dâu non 30g, gạo nếp 50g, gạo tẻ 50g, dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ. Pha nước muối loãng ngâm trai, sau 1 giờ vớt ra rửa sạch, cho vào nồi luộc, nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong. Ruột trai bỏ hết phần đất, thái nhỏ ướp gia vị, dùng dầu thực vật xào cho thơm. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ, gạo tẻ, gạo nếp xay thành bột mịn, cho thêm nước vào nước luộc trai, cho bột gạo vào quấy đều, đun nhỏ lửa, khi cháo chín cho trai, lá dâu, nêm vừa gia vị, cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, cần ăn liền trong 4 – 5 ngày.
Cháo trai giúp trẻ chữa bệnh mồ hôi trộm
Cháo sò, hến: Sò biển 100g, hến 100g, gạo 50g, rễ cây hẹ 3g, gia vị vừa đủ. Sò, hến đem rửa sạch, hấp cách thủy rồi bỏ vỏ, ruột thái nhỏ, ướp bột gia vị. Rễ cây hẹ rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay nhỏ mịn cho vào nước rễ cây hẹ quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho sò biển và hến vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói. Cần ăn liền 3 – 5 ngày.
Canh lá dâu: Lá dâu non 50g, thịt lợn nạc 100g, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ, thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị, xào chín, thêm 200ml nước đun sôi, cho lá dâu đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt là được. Ăn ngày 1 lần với cơm, ăn liền 5 ngày.
Nước đậu đen: Đậu đen 50g, long nhãn 15g, táo tàu 5 quả. Đậu đen đem rang chín, cho vào nồi cùng long nhãn, táo tàu, thêm 300ml nước đun nhỏ lửa, khi còn 200ml chắt lấy nước, chia làm 4 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.
Nước mộc nhĩ: Mộc nhĩ 20g, táo tàu 5 quả. Mộc nhĩ rửa sạch cùng táo tàu cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 150ml, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 5 ngày.
——————————————
Hoà Hãn Linh hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)
– Từ 1 – 5 hộp: 185.000 đồng/hộp
– Từ 6 hộp trở lên: 170.000 đồng/hộp
Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)
Thân gửi bác sĩ.
Chào bác sĩ.bé nhà e nay hơn 7 tháng,tình trạng mồ hồi đầu của bé ra khá nhiều,trong khi tay chân vẫn bình thường.nhiều nhất là lúc tối bé ngủ,đi đôi với đó là bé tăng cân rất chậm so với các bé cùng lứa.từ lúc sinh 3kg đến hiện tại 8 tháng nhưng chỉ đc 6kg5.tôi rất lo mong được sự tư vấn của bác sĩ.cảm ơn
Chào bạn Nguyễn hữu toàn,
Nhiệt độ cao, sốt, thiếu canxi, hệ thần kinh thực vật của trẻ chưa phát triển toàn diện… là những nguyên nhân thường gặp dẫn đến việc trẻ ra nhiều mồ hôi đầu hơn so với mức bình thường. Trường hợp bé nhà bạn hơn 7 tháng tuổi ra mồ hôi nhiều vùng đầu khi ngủ, tăng cân chậm, chỉ nặng 6.5 kg thì có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, thiếu canxi. Bạn nên đưa bé đi khám sớm tại Viện dinh dưỡng hoặc khoa Nhi tại các bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng can thiệp kịp thời cho bé.
Sau khi thăm khám, nếu cần hỗ trợ thêm, bạn hãy gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo số: 0866746966 để được tư vấn chi tiết.
Chúc bé luôn khỏe, ngoan!
Bác sĩ ơi cho em hỏi con em 8 tuổi ra rất nhiều mồ hôi đầu. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em. Em cảm ơn bác sĩ ạ!
Chào bạn,
Không biết tình trạng ra nhiều mồ hôi đầu của bé xuất hiện lâu chưa? Có đi kèm thêm các biểu hiện nào khác hay không? Thông thường mồ hôi nhiều ở trẻ em có thể xuất hiện khi thân nhiệt cao (ốm sốt), do thiếu canxi… Tuy nhiên ở độ tuổi của bé mồ hôi xuất hiện nhiều cũng có thể do chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật gây nên. Hệ thần kinh thực vật của chúng ta có tác dụng điều tiết hoạt động của tuyến mồ hôi. Lẽ ra chỉ cần làm đúng “ nhiệm vụ” của mình để mồ hôi tiết ra vừa đủ giúp cơ thể cân bằng nhiệt độ với môi trường và đào thải các chất cặn bã thì ở một số người hệ thần kinh này lại làm việc một cách “thái quá” làm cho mồ hôi tiết ra quá nhiều.
Bé nhà bạn ra nhiều mồ hôi ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe (cơ thể nhanh mệt mỏi vì mất lượng muối và chất điện giải lớn) còn gây bất tiện trong học tập và vui chơi hàng ngày. Bé 8 tuổi, bạn nên điều trị sớm chứng bệnh này để tránh bệnh trở thành mãn tính, sẽ khó điều trị.
Thông tin trong bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu được phần nào bệnh của con để có các biện pháp điều trị sao cho đúng:
https://benhmohoinhieu.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/chan-dung-mo-hoi-nhieu-ngay-tu-thoi-tho-au.html
Chúc bé khỏe, ngoan!
Bé nhà mình tròn 7 tháng tuổi cũng bị ra mồ hôi trộm rất nhiều, thuốc này có thực sự hiệu quả không?
Chào bạn!
Theo chia sẻ của bạn, bé có thể đang bị chứng mồ hôi trộm, đây là căn bệnh thường bắt gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh của trẻ chưa được phát triển toàn diện, hoặc do cơ thể thiếu một số vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin D… Chính vì vậy bạn nên tiếp tục theo dõi thêm tình trạng sức khỏe của con, nếu thấy trẻ hay khuấy khóc, kén ăn, nhẹ cân… hơn những đưa trẻ khác, chị nên đưa con đến bệnh viện thăm khám cẩn thận.
Với tình trạng của trẻ như hiện nay, bạn chưa cần thiết cho cháu uống thêm thuốc gì để điều trị, vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ nhỏ, không có vấn đề gì đáng lo ngại. Ở trẻ nhỏ, thông thường trẻ sẽ có thân nhiệt cao hơn người lớn nên cũng cần bài tiết mồ hôi nhiều hơn để làm mát cơ thể. Nếu sau 6 tuổi, tình trạng ra mồ hôi nhiều không được cải thiện, lúc này bạn có thể cho con dùng thêm Tpcn Hòa Hãn Linh để làm giảm lượng mồ hôi, nếu sử dụng bắt đầu từ độ tuổi này, bệnh có thể được điều trị triệt để.
Để biết rõ hơn về hiện tượng này, bạn có thể đọc thêm bài viết sau:
https://benhmohoinhieu.com/bai-viet/thong-tin-benh/mo-hoi-trom-o-tre-nho-dau-la-sinh-ly-dau-la-benh-ly.html
Việc ra mồ hôi nhiều khi ngủ rất dễ làm cho bé bị tỉnh giấc, do vậy bạn nên chú ý giữ nhiệt độ phòng ngủ được thông thoáng, lau người thay đồ cho cháu thường xuyên để tránh mồ hôi thấm ngược trở lại làm cháu dễ bị nhiễm lạnh.
Chúc bạn và cháu mạnh khỏe!